Hà Nội: Đề xuất đầu tư, xây dựng chống úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố
Chống úng ngập cục bộ vẫn luôn là bài toán khó, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Hiện nay, biến đổi khí hậu dẫn tới lượng mưa phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên cơ sở hạ tầng thoát nước ngày càng tăng thì việc đầu tư, thực hiện hiệu quả công tác chống ngập úng trở nên cấp bách.
Nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thoát nước, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật (HTKT) TP. Hà Nội đã tổ chức Hội thảo: Đề xuất chủ trương đầu tư chống úng ngập cục bộ hệ thống thoát nước Hà Nội vào chiều ngày 22/2/2024.
Nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thoát nước, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật (HTKT) TP. Hà Nội đã tổ chức Hội thảo: Đề xuất chủ trương đầu tư chống úng ngập cục bộ hệ thống thoát nước Hà Nội vào chiều ngày 22/2/2024.
Cần thiết đầu tư chống ngập úng
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý HTKT TP. Hà Nội, qua rà soát công tác đầu tư hạ tầng thoát nước theo Quy hoạch 725 và căn cứ kế hoạch 312/KH-UBND ngày 28/12/2021, ngoài lưu vực Tô Lịch đã được đầu tư hoàn thiện cơ bản đáp ứng trận mưa thiết kế, các lưu vực khác đã và đang có kế hoạch đầu tư giai đoạn tiếp theo để hoàn thiện HTKT theo quy hoạch.Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu diễn biến cực đoan với lượng mưa tại một số thời điểm vượt trận mưa thiết kế theo quy hoạch đã khiến hệ thống thoát nước của thành phố bộc lộ nhiều bất cập. Tình trạng ngập úng cục bộ diễn ra, gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân thủ đô.
Hội thảo đề xuất chủ trương đầu tư chống úng ngập cục bộ hệ thống thoát nước Hà Nội (Ảnh: internet)
"Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất Dự án đầu tư xây dựng chống úng ngập cục bộ cho các khu vực trên là phù hợp và cần thiết", ông Nguyễn Đức Hưng nhấn mạnh.
Theo đó, Trung tâm HTKT TP. Hà Nội phối hợp với các đơn vị duy tu, tư vấn và các chuyên gia nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa, hồ điều hòa, bể điều tiết ngầm và nhóm giải pháp cải tạo nâng cao năng lực thoát nước với 05 dự án và 04 công trình.
Bên cạnh các dự án được đề xuất, để phát huy khả năng của hồ chứa, Trung tâm cũng đang triển khai dự án về cơ sở dữ liệu, phần mềm số hóa hệ thống trong thành phố thông minh. Toàn bộ dữ liệu sẽ được số hóa và phân quyền truy cập. Nhờ đó, người dân có thể theo dõi qua điện thoại cá nhân và các nhà quản lý có thể nắm được số liệu cụ thể của các khu vực tại mọi thời điểm.
Kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp
Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày và phân tích nhiều giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng ngập úng tại Hà Nội.Mặc dù tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, song hầu hết các ý kiến đều đồng tình ngập úng cục bộ không thể giải quyết trong "một sớm một chiều". Để giải quyết tình trạng này, cần có sự kết hợp đồng bộ giải pháp pháp tổng thể và giải pháp khẩn cấp.
Tại hội thảo, TS. Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cho biết: "Với mục tiêu hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chủ trương, xác định các dự án theo giai đoạn cụ thể; cần xem xét nhóm giải pháp dựa trên Quy hoạch 725 và thực hiện sao cho phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065".
Đồng thời, ông Trần Anh Tuấn cũng đánh giá cao các giải pháp chống úng ngập khẩn cấp và chống úng ngập cục bộ do các chuyên gia, nhà khoa học trình bày tại hội thảo. Theo ông, Hà Nội cũng như nhiều đô thị lớn trên cả nước hiện nay đang diễn ra tình trạng ngập úng cục bộ. Do đó, để giải quyết tình trạng này, cần lưu ý vai trò quan trọng của các hồ điều hòa tại mỗi lưu vực, hệ thống nắp hố ga, song chắn rác trên các tuyến phố hay xảy ra ngập úng.
Chú trọng hệ thống nắp hố ga, song chắn rác trên các tuyến phố hay ngập úng (Ảnh: Việt Á)
Theo bà Lê Thu Thủy, các giải pháp trong giai đoạn ngắn hạn dành cho hệ thống thoát nước là hết sức phù hợp với hiện trạng của thành phố Hà Nội. Đối với các giải pháp tổng thể, cần tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương án tối ưu.
Bà Lê Thu Thủy đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu thêm tính khả thi và số liệu được đề cập; đồng thời nhấn mạnh: "Bộ Xây dựng luôn ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội cũng như các địa phương trong công tác chống ngập úng. Riêng Cục HTKT (Bộ Xây dựng) sẽ cân nhắc thêm các nội dung về đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước trong quá trình xây dựng Luật Cấp Thoát nước".
Theo tạp chí cấp thoát nước Việt Nam
Bài viết khác
- Hệ thống thoát nước chống ngập của các nước phát triển như thế nào?
- Bí thư Thành ủy Hà Nội trực tiếp xuống thị sát cống ngầm
- Nguyên nhân vì sao Dubai ngập trong biển nước chỉ sau một trận mưa
- Đồng Nai đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho cấp thoát nước đô thị
- Chiến lược phát triển ngành Xây dựng giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2045
- Giá dịch vụ thoát nước: Từ cơ sở pháp lý đến tổ chức thực hiện
- Hệ thống thoát nước hiện đại của Singapore có nhiều nắp ganivo?
- Ngành Vật liệu xây dựng dần phục hồi sau đại dịch