Nguyên nhân vì sao Dubai ngập trong biển nước chỉ sau một trận mưa
Một trận mưa bão xối xả hiếm có đã ập vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào ngày 16.4. Đây là trận mưa lớn nhất mà quốc gia vùng Vịnh phải trải qua sau 75 năm lưu trữ hồ sơ.
Các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngôi nhà bị rò rỉ, mất điện, cơn bão đã khiến phần lớn đất nước rơi vào tình trạng bế tắc và gây ra thiệt hại đáng kể.
Mưa bão là điều rất hiếm ở UAE và các nơi khác trên bán đảo Ả Rập, nơi được biết đến là có khí hậu sa mạc khô hạn.
Các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngôi nhà bị rò rỉ, mất điện, cơn bão đã khiến phần lớn đất nước rơi vào tình trạng bế tắc và gây ra thiệt hại đáng kể.
Mưa bão là điều rất hiếm ở UAE và các nơi khác trên bán đảo Ả Rập, nơi được biết đến là có khí hậu sa mạc khô hạn.
Vậy điều gì gây ra tình trạng bất thường này?
Nhiều nghi vấn được đặt ra, cho rằng việc làm mưa nhân tạo có thể đã gây ra mưa lớn. Làm mưa nhân tạo là một quá trình trong đó các chất hóa học được cấy vào các đám mây để tăng lượng mưa trong môi trường khan hiếm nước.
UAE, nằm ở một trong những khu vực nóng nhất và khô nhất trên trái đất, thường xuyên tiến hành tạo mưa nhân tạo. Nhưng lần này, cơ quan khí tượng UAE cho hay đã không tiến hành hoạt động gây mưa nhân tạo trước khi bão tới.
Các chuyên gia cho rằng lượng mưa lớn có thể là do hệ thống thời tiết bình thường bị thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu.
Cô Esraa Alnaqbi là nhà dự báo cấp cao tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia của chính phủ UAE. Cô Alnaqbi cho biết hệ thống áp suất thấp ở tầng trên của khí quyển, cộng hưởng với áp suất thấp ở bề mặt, hoạt động giống như một áp suất “ép” lên không khí. Lực “ép” đó đã tạo điều kiện cho giông bão hoành hành.
Cô cũng cho biết thời tiết bất thường không phải là điều bất ngờ trong tháng 4. “Trong tháng 4, những hiện tượng như vậy thường xảy ra vì có những thay đổi nhanh chóng về mô hình áp suất có thể dẫn đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc các hiện tượng thời tiết hiếm gặp”, cô nói thêm.
Các nhà khoa học khí hậu cho rằng nhiệt độ toàn cầu tăng cao đang dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn trên khắp thế giới, bao gồm cả lượng mưa dữ dội.
Nhà khoa học khí hậu Colleen Golja cho biết cơn bão Dubai là một ví dụ về điều đó. “Có khả năng cơn bão đã được tăng cường sức mạnh do biến đổi khí hậu vì lượng hơi ẩm trong không khí có sẵn nhiều hơn để bất kỳ hệ thống bão nào có thể kết thành”.
Ngoài ra còn do hệ thống thoát nước của Dubai thiếu các song thoát nước, hố ga thoát nước cũng như chưa được thiết kế để có thể đối phó với các trận mưa to ngập lụt hiếm khi xảy ra như thế này.
UAE, nằm ở một trong những khu vực nóng nhất và khô nhất trên trái đất, thường xuyên tiến hành tạo mưa nhân tạo. Nhưng lần này, cơ quan khí tượng UAE cho hay đã không tiến hành hoạt động gây mưa nhân tạo trước khi bão tới.
Các chuyên gia cho rằng lượng mưa lớn có thể là do hệ thống thời tiết bình thường bị thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu.
Cô Esraa Alnaqbi là nhà dự báo cấp cao tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia của chính phủ UAE. Cô Alnaqbi cho biết hệ thống áp suất thấp ở tầng trên của khí quyển, cộng hưởng với áp suất thấp ở bề mặt, hoạt động giống như một áp suất “ép” lên không khí. Lực “ép” đó đã tạo điều kiện cho giông bão hoành hành.
Cô cũng cho biết thời tiết bất thường không phải là điều bất ngờ trong tháng 4. “Trong tháng 4, những hiện tượng như vậy thường xảy ra vì có những thay đổi nhanh chóng về mô hình áp suất có thể dẫn đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc các hiện tượng thời tiết hiếm gặp”, cô nói thêm.
Các nhà khoa học khí hậu cho rằng nhiệt độ toàn cầu tăng cao đang dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn trên khắp thế giới, bao gồm cả lượng mưa dữ dội.
Nhà khoa học khí hậu Colleen Golja cho biết cơn bão Dubai là một ví dụ về điều đó. “Có khả năng cơn bão đã được tăng cường sức mạnh do biến đổi khí hậu vì lượng hơi ẩm trong không khí có sẵn nhiều hơn để bất kỳ hệ thống bão nào có thể kết thành”.
Ngoài ra còn do hệ thống thoát nước của Dubai thiếu các song thoát nước, hố ga thoát nước cũng như chưa được thiết kế để có thể đối phó với các trận mưa to ngập lụt hiếm khi xảy ra như thế này.
Theo báo Thanh Niên
Bài viết khác
- Rác và bùn đang BỨC TỬ cống thoát nước, hố ga tại Đà Nẵng
- Biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết cực đoan khó đoán như thế nào?
- Hệ thống thoát nước chống ngập của các nước phát triển như thế nào?
- Bí thư Thành ủy Hà Nội trực tiếp xuống thị sát cống ngầm
- Đồng Nai đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho cấp thoát nước đô thị
- Hà Nội: Đề xuất đầu tư, xây dựng chống úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố
- Chiến lược phát triển ngành Xây dựng giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2045
- Giá dịch vụ thoát nước: Từ cơ sở pháp lý đến tổ chức thực hiện