VIETA
0948 229 955
0948 129 955
Nắp hố ga Việt Á
Tư vấn bán hàng
0948 229 955 - 0948 129 955
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Phòng kinh doanhPhòng kinh doanh0948 229 955
  • Phòng kế toánPhòng kế toán0383 654 694
  • Phòng tư vấn sản phẩmPhòng tư vấn sản phẩm0912 622 888/ 0948 229 955
  • Phòng Thiết kế - kỹ thuật sản xuấtPhòng Thiết kế - kỹ thuật sản xuất0912 622 888

Lợi ích của vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh trong xây dựng

Kể từ khi được đưa vào sử dụng trong xây dựng năm 1938, cách nhiệt sợi thủy tinh vẫn là loại vật liệu ưu việt trong xây dựng thương mại và dân dụng.
 
Những lợi ích của vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh trong xây dựng
Vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh (Ảnh: Internet).

Trong những năm qua, vật liệu cách nhiệt từ sợi thủy tinh đã chứng tỏ được khả năng tiết kiệm năng lượng và tăng sự thoải mái cho người sử dụng trong các công trình xây dựng và trong nhiều sản phẩm ngành này.

Vật liệu cách nhiệt từ sợi thủy tinh được sử dụng cho các hốc tường, gác mái và các không gian mở trong tòa nhà. Ngoài ra, chúng còn đước sử dụng rộng rãi trong hoạt động chế tác các loại vật liệu chịu lực khác như composite... Vật liệu này có giá thành lắp đặt thấp hơn so với nhiều loại vật liệu cách nhiệt khác như bọt xenlulo và gang đúc…

Cách nhiệt sợi thủy tinh giúp các tòa nhà duy trì nhiệt độ mong muốn tốt hơn với hiệu suất cách nhiệt cao. Điều này giúp giảm chi phí năng lượng, bảo tồn các nguồn nhiên liệu không thể tái tạo và mang lại sự thoải mái trong ngôi nhà khi được sử dụng cùng với thiết bị sưởi ấm và làm mát có kích thước phù hợp.

Ngoài ra, cách nhiệt sợi thủy tinh cung cấp khả năng thiết kế linh hoạt. Có thể lắp đặt vật liệu này với số lượng lớn trong một số phần của tòa nhà để tăng hiệu suất cách nhiệt tổng thể bù cho các khu vực có giá trị nhiệt thấp hơn, chẳng hạn cho cửa sổ và cửa ra vào.

Các sản phẩm cách nhiệt sợi thủy tinh có giá trị R (giá trị cách nhiệt) từ R-8 đến R-40. Vì đây là vật liệu trơ không lắng, nên khi được lắp đặt đúng cách, cách nhiệt sợi thủy tinh sẽ duy trì giá trị R trong một thời gian dài.

Các thanh, cuộn cách nhiệt sợi thủy tinh phải được thiết kế với độ dày hợp lý để đạt được giá trị R mong muốn. Khi lắp đặt cần đảm bảo lấp đầy toàn bộ các hốc tường, không để tồn tại các khoảng trống hay lỗ rỗng.

Khi tiếp xúc với độ ẩm, sợi thủy tinh cách nhiệt không hấp thụ cũng không giữ nước. Do đó, khi lắp đặt cần đảm bảo độ khô ráo và sạch sẽ cho vật liệu để đạt được giá trị R nhất định.

Được làm từ cát và thủy tinh tái chế, vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh tự nhiên không dễ cháy và giữ được tuổi thọ của sản phẩm. Bên cạnh đó, vật liệu này còn có khả năng hấp thụ âm thanh tự nhiên, giúp giảm đáng kể việc truyền âm thanh qua trần, tường, sàn…

Vật liệu này có hàm lượng tái chế cao bởi thành phần chính là cát silic đây là nguồn tài nguyên dồi dào, giúp hạn chế những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.

Những năm gần đây, các loại sản phẩm sợi thủy tinh ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong việc chế tạo ra các loại vật liệu chịu lực khác như composite... để thay thế cho các sản phẩm chịu lực có trọng lượng lớn như nắp hố ga, song thoát nước bằng gang đúc. Sản phẩm bằng composite gốc sợi thủy tinh có trọng lượng nhẹ, giá thành vừa phải nhưng độ bền thì vượt trội...
Nguyên Bảo t/h
Bài viết khác