Tìm giải pháp xây dựng hệ thống thoát nước khu công nghiệp Giao Long tỉnh Bến Tre
Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Giao Long được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (TĐTM) tại Quyết định số 231/QĐ-UB ngày 1-2-2010. Theo báo cáo TĐTM thì phương án thoát nước mưa của KCN là “Nước mưa chảy tràn được thu gom theo đường thoát riêng, sau khi qua hệ thống song chắ́n rác. Sau đó, được xả trực tiếp ra sông Tiền”. Tuy nhiên, khi KCN đi vào khai thác thì phương án thoát nước mưa ra sông Tiền không thể thực hiện được vì xung quanh khu vực KCN không có tuyến kênh hay đường cống thoát nước mưa nào dẫn từ dự án ra đến sông Tiền.
Năm 2022, KCN đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh nguồn tiếp nhận thoát nước mưa (lần 2) tại Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 14-6-2022: “Nước mưa chảy tràn được thu gom theo đường thoát riêng, sau khi qua hệ thống song chắn rác. Sau đó, sẽ được xả trực tiếp ra các tuyến kênh: kênh An Phước và kênh Thanh Niên trong thời gian 3 năm kể từ ngày có văn bản cho phép”.
Hiện nay, toàn hệ thống thu gom nước mưa của KCN Giao Long (giai đoạn 1) và KCN Giao Long (giai đoạn 2) được thoát chung ra kênh Tỉnh trong phạm vi KCN (nằm giữa KCN Giao Long giai đoạn 1 và KCN Giao Long giai đoạn 2) thông qua 10 cửa xả (trong đó Giao Long 2 là 5 cửa xả). Tổng chiều dài tuyến kênh Tỉnh trong khuôn viên KCN là 2,395km.
Tuyến kênh Tỉnh nằm trong khuôn viên của KCN có vai trò lưu thông nước mưa từ KCN Giao Long và một phần nước mưa từ khu vực xung quanh, đặc biệt là quốc lộ 57B, đoạn tiếp giáp với KCN (do cao trình mặt bằng của KCN thấp hơn so với khu vực xung quanh). Tại đoạn hạ lưu kênh trong KCN có xây dựng 1 cửa chắ́n thủy lực có thể “đóng - mở” để chặn dòng chảy và một trạm bơm thoát nước mưa công suất 7.200m3/h. Trong trường hợp có mưa lớn kéo dài, mực nước trong kênh từ cao độ +1m trở lên thì cửa chắn được đóng lại. Đồng thời, trạm bơm nước mưa được vận hành để bảo đảm cho KCN không bị ngập nước.
Về tình hình thoát nước mưa của các kênh bên ngoài KCN, nước mưa của KCN được thoát ra các tuyến kênh, gồm: kênh An Phước (kênh Lộ Thủ) dẫn nước mưa từ KCN qua địa bàn xã An Phước thoát ra sông Ba Lai, chiều dài khoảng 1,6km. Kênh Thanh Niên dẫn nước mưa từ KCN qua địa bàn xã An Hóa thoát ra sông An Hóa, chiều dài khoảng 4,7km. Kênh huyện dẫn một phần nước mưa từ kênh Thanh Niên đi ngang qua Cụm công nghiệp Long Phước thuộc địa phận xã Giao Long, sau đó chạy dọc theo quốc lộ 57B để thoát ra sông An Hóa, chiều dài khoảng 4,7km.
Hiện nay, toàn hệ thống thu gom nước mưa của KCN Giao Long (giai đoạn 1) và KCN Giao Long (giai đoạn 2) được thoát chung ra kênh Tỉnh trong phạm vi KCN (nằm giữa KCN Giao Long giai đoạn 1 và KCN Giao Long giai đoạn 2) thông qua 10 cửa xả (trong đó Giao Long 2 là 5 cửa xả). Tổng chiều dài tuyến kênh Tỉnh trong khuôn viên KCN là 2,395km.
Tuyến kênh Tỉnh nằm trong khuôn viên của KCN có vai trò lưu thông nước mưa từ KCN Giao Long và một phần nước mưa từ khu vực xung quanh, đặc biệt là quốc lộ 57B, đoạn tiếp giáp với KCN (do cao trình mặt bằng của KCN thấp hơn so với khu vực xung quanh). Tại đoạn hạ lưu kênh trong KCN có xây dựng 1 cửa chắ́n thủy lực có thể “đóng - mở” để chặn dòng chảy và một trạm bơm thoát nước mưa công suất 7.200m3/h. Trong trường hợp có mưa lớn kéo dài, mực nước trong kênh từ cao độ +1m trở lên thì cửa chắn được đóng lại. Đồng thời, trạm bơm nước mưa được vận hành để bảo đảm cho KCN không bị ngập nước.
Về tình hình thoát nước mưa của các kênh bên ngoài KCN, nước mưa của KCN được thoát ra các tuyến kênh, gồm: kênh An Phước (kênh Lộ Thủ) dẫn nước mưa từ KCN qua địa bàn xã An Phước thoát ra sông Ba Lai, chiều dài khoảng 1,6km. Kênh Thanh Niên dẫn nước mưa từ KCN qua địa bàn xã An Hóa thoát ra sông An Hóa, chiều dài khoảng 4,7km. Kênh huyện dẫn một phần nước mưa từ kênh Thanh Niên đi ngang qua Cụm công nghiệp Long Phước thuộc địa phận xã Giao Long, sau đó chạy dọc theo quốc lộ 57B để thoát ra sông An Hóa, chiều dài khoảng 4,7km.
Trước đó, đêm 20 và sáng 21-5-2024, tại KCN Giao Long có mưa lớn và kéo dài, cùng lúc xảy ra sự cố mất điện đã làm gián đoạn công tác vận hành Trạm bơm nước mưa. Tuyến thoát nước mưa chính của KCN qua xã An Phước nước thoát chậm. Ngoài ra, nước mưa các tuyến đường xung quanh KCN Giao Long như: tuyến Lộ Ngang, tuyến quốc lộ 57B do không có cửa xả thoát nước, dẫn đến tất cả lượng nước mưa chảy tràn đều tập trung đổ dồn vào KCN, làm cho hệ thống thoát nước mưa trong KCN bị quá tải và ngập nước sâu.
Được biết, nước mưa từ KCN Giao Long 1 và KCN Giao Long (giai đoạn 2) thời gian qua được thoát qua các tuyến kênh nội đồng diễn ra bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp khi có mưa lớn trùng với thời điểm triều cường dâng cao sẽ làm cho một số khu vực bị ngập nước cục bộ trong thời gian ngắn. Khó khăn hiện nay là quanh khu vực KCN vẫn chưa có tuyến kênh hay đường cống thoát nước mưa nào từ KCN dẫn ra sông Tiền. Khoảng cách từ KCN Giao Long ra đến sông Tiền khoảng 3,5km và bị ngăn cách bởi quốc lộ 57B. Một số tuyến kênh thoát nước chính của khu vực có hiện trạng thay đổi rất nhiều so với hiện trạng ban đầu.
Được biết, nước mưa từ KCN Giao Long 1 và KCN Giao Long (giai đoạn 2) thời gian qua được thoát qua các tuyến kênh nội đồng diễn ra bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp khi có mưa lớn trùng với thời điểm triều cường dâng cao sẽ làm cho một số khu vực bị ngập nước cục bộ trong thời gian ngắn. Khó khăn hiện nay là quanh khu vực KCN vẫn chưa có tuyến kênh hay đường cống thoát nước mưa nào từ KCN dẫn ra sông Tiền. Khoảng cách từ KCN Giao Long ra đến sông Tiền khoảng 3,5km và bị ngăn cách bởi quốc lộ 57B. Một số tuyến kênh thoát nước chính của khu vực có hiện trạng thay đổi rất nhiều so với hiện trạng ban đầu.
Đối với tuyến kênh An Phước (kênh Lộ Thủ), kênh Thanh Niên và kênh Huyện đều nằ̀m trong lưu vực quy hoạch ngăn mặn trữ ngọt của tỉnh. Đối với đoạn kênh đi ngang qua Cụm công nghiệp Long Phước để thông giữa kênh Thanh Niên và kênh Huyện chưa được thi công hoàn thiện, nên giữa kênh Thanh Niên và kênh Huyện chưa được thông thủy với nhau. Đối với tuyến kênh Ruột Ngựa ở một số vị trí người dân đã xây dựng nhà ở.
Lượng nước mưa của KCN Giao Long khá lớn, nếu thực hiện phương án bơm có áp để bơm thoát nước mưa của KCN Giao Long ra sông Tiền thì không khả thi. Nếu đầ̀u tư kênh hở để dẫn nước mưa từ KCN ra đến sông Tiền thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn (bao gồm chi phí đền bù để giải phóng mặt bằng, chi phí cải tạo và xây dựng mới tuyến kênh).
Trước thực trạng này, ngày 26-5-2024, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã có báo cáo đề xuất phương án xử lý. Theo đó, giải pháp trước mắt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương theo chức năng nhiệm vụ tích cực chủ động có kế hoạch phối hợp, tổ chức nạo vét, khơi thông các tuyến (kênh Huyện, kênh Tỉnh, kênh An Phước,…) nằm bên ngoài KCN, đặc biệt cho khai thông hệ thống thoát nước mưa tuyến quốc lộ 57B để giảm tải lượng nước mưa chảy tràn vào KCN.
Ban quản lý các KCN khẩn trương nạo vét cống rãnh trong KCN để đảm bảo đồng bộ tiêu thoát nước nhanh dẫn vào các kênh (và phải thực hiện công việc này theo định kỳ). Xem xét cho chủ trương trang bị lắp đặt máy phát điện dự phòng cho KCN Giao Long, nhằm đảm bảo trạm bơm nước mưa của KCN luôn chủ động vận hành trong trường hợp lưới điện bị mất.
Về lâu dài, theo Ban cán sự đảng UBND tỉnh, sẽ xây dựng hệ thống cống thoát nước từ quốc lộ 57B ra sông Tiền (nằm trong gói thầu số 3 đường ĐK07) đảm bảo thoát nước cho KCN Giao Long và quốc lộ 57B, gói thầu này dự kiến sẽ triển khai thi công trong quý III - 2024.
Theo nhiều công nhân, tình trạng ngập nước tại Khu công nghiệp Giao Long mỗi khi mưa xuống đã diễn ra nhiều năm nay, điều này gây khó khăn cho việc đi lại của công nhân; đồng thời, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp.
Lượng nước mưa của KCN Giao Long khá lớn, nếu thực hiện phương án bơm có áp để bơm thoát nước mưa của KCN Giao Long ra sông Tiền thì không khả thi. Nếu đầ̀u tư kênh hở để dẫn nước mưa từ KCN ra đến sông Tiền thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn (bao gồm chi phí đền bù để giải phóng mặt bằng, chi phí cải tạo và xây dựng mới tuyến kênh).
Trước thực trạng này, ngày 26-5-2024, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã có báo cáo đề xuất phương án xử lý. Theo đó, giải pháp trước mắt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương theo chức năng nhiệm vụ tích cực chủ động có kế hoạch phối hợp, tổ chức nạo vét, khơi thông các tuyến (kênh Huyện, kênh Tỉnh, kênh An Phước,…) nằm bên ngoài KCN, đặc biệt cho khai thông hệ thống thoát nước mưa tuyến quốc lộ 57B để giảm tải lượng nước mưa chảy tràn vào KCN.
Ban quản lý các KCN khẩn trương nạo vét cống rãnh trong KCN để đảm bảo đồng bộ tiêu thoát nước nhanh dẫn vào các kênh (và phải thực hiện công việc này theo định kỳ). Xem xét cho chủ trương trang bị lắp đặt máy phát điện dự phòng cho KCN Giao Long, nhằm đảm bảo trạm bơm nước mưa của KCN luôn chủ động vận hành trong trường hợp lưới điện bị mất.
Về lâu dài, theo Ban cán sự đảng UBND tỉnh, sẽ xây dựng hệ thống cống thoát nước từ quốc lộ 57B ra sông Tiền (nằm trong gói thầu số 3 đường ĐK07) đảm bảo thoát nước cho KCN Giao Long và quốc lộ 57B, gói thầu này dự kiến sẽ triển khai thi công trong quý III - 2024.
Theo nhiều công nhân, tình trạng ngập nước tại Khu công nghiệp Giao Long mỗi khi mưa xuống đã diễn ra nhiều năm nay, điều này gây khó khăn cho việc đi lại của công nhân; đồng thời, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp.
Theo báo Môi Trường và Đô Thị
Bài viết khác
- Nắp hố ga Việt Á giá tốt - chất lượng
- GS.TS Trần Đức Hạ: "Thoát nước là vấn đề cấp thiết"
- UAE đầy tư 8 tỷ USD xây hệ thống thoát nước mưa sau trận lũ lụt lịch sử vừa qua
- Hà Nội triển khai dự xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt tại một số điểm đen ngập lụt
- Đồng Nai kêu gọi người dân thu gom rác để tránh tắc cống gây ngập úng tại ngã ba Trảng Dài.
- Tuyến đường không có hệ thống thoát nước, hễ mưa là ngập ngay tại thủ đô
- Hàng loạt người dân phải dắt bộ xe máy trên đường phố ngập nước ở Thanh Hoá
- Người và xe ngập trong nước sau trận mưa lớn ở TPHCM